Tại sao sơn lại bong tróc

Trong một công trình, lớp sơn phủ có vai trò hết sức quan trọng quyết định tính thẩm mỹ cho công trình. Vì vậy, nếu công trình bị gặp sự cố như bong tróc, rêu móc sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho gia chủ. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, hãy cùng xây dựng Tây Hồ tìm hiểu và cùng tìm cách khắc phục.

Khi sơn bị bong tróc, mọi người thường có xu hướng nghĩ là chất lượng sơn không tốt, không đảm bảo được độ che phủ bề mặt. Tất nhiên, chúng ta không thể loại trừ nguyên nhân này, bởi vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại sơn trôi nổi không rõ xuất xứ và nhãn hiệu. Nhưng trên thực tế, đối với sơn có chất lượng tốt và có xuất xứ rõ ràng trên thị trường cũng có khả năng bong tróc, và các chuyên gia nhận định có ba nguyên chính gây ra hiện tượng này: tác động của ngoại lực, độ ẩm của tường và vệ sinh bề mặt.

1 – Tác động của ngoại lực đối với màng sơn

Theo nguyên lý về sự va chạm thì vật mềm sẽ dễ bị biến dạng hơn so với vật cứng. Vù vậy, không thể nào là thử độ bề của sơn bằng các tác động của ngoại lực bằng những thứ sắc nhọn như kẻ bằng móng tay, bóc bằng tay, cọ xát bằng vật cứng… Những tác động kiểu này sẽ khiến tất cả các loại sơn nào cũng bị bong tróc dù là sơn tốt loại nào. Đối với các dòng sơn chứ nhiều nhựa Acrylic thì sẽ dễ bị bong tróc khi thử bằng những cách trên, vì khi khô thì sơn tạo ra một màng dẻo giúp bảo vệ tường sơn tối ưu trước những tác động của ngoại cảnh. Nhưng khi dùng vật sắc nhọn thử thì màng sơn sẽ bị bong ra cả mảng.

Chúng tôi khuyên rằng khi phát hiện ra màng sơn có hiện tượng bong tróc, khách hàng nên giữ nguyên hiện trạng và gọi đội sơn tới xử lý, tuyệt đối không được dùng tay bóc màng sơn ra, điều đó nó sẽ khiến cho sự bong tróc lan ra cả mảng. Và chính điều đó sẽ khiến sự khắc phục trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

2 – Độ ẩm của tường

Một “thủ phạm” khác gây ra hiện tượng phồng rộp, bong tróc, nấm mốc trên bề mặt là độ ẩm của tường. Khi điều kiện tường chưa đủ độ khô mà đã thực hiện sơn thì những sự cố này sẽ xảy ra. Theo kinh nghiệm của xây dựng Tây Hồ, độ ẩm của tường phải đặt dưới 16% theo máy đo ẩm Protimeter, đó là điều kiện lý tưởng để thi công sơn. Trong trường hợp không có máy đo độ ẩm Protimeter, khách hàng nên chòe từ 21 đến 28 ngày trong thời tiết khô ráo sau khi tô hồ.

3 – Bề mặt vệ sinh không kỹ

Bên cạnh những yếu tố trên thì bề mặt tường không được vệ sinh kỹ, khi sơn lên thì độ liên kết không có, sự bám dính kém cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng phồng rộp, bong tróc, nấm mốc… Chất lượng của bột trét sử dụng là phẳng bề mặt tường cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi chuẩn bị bề mặt tường trước khi sơn. Chất lượng của bột trét kém sẽ làm giảm đi độ bám dính của các lớp sơn trên bề mặt tường. Thậm chí, trong trường hợp bột trét quá mềm thì độ liên kết kém sẽ dẫn đến hiện tượng các hạt bột trét rã phấn trên bề mặt tường và kéo theo toàn bộ các lớp bong tróc theo đó.

Như vậy, để có được màng sơn đẹp và bền chắc cho công trình, bên cạnh việc đầu tư và lựa chọn những sản phẩm sơn chất lượng, thì cũng phải biết các xử lý thích hợp và hiệu quả trong trường hợp không mong muốn xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *