Tìm hiểu về vật liệu sơn công nghiệp

Hôm trước, xây dựng tây hồ đã cùng các bạn tìm hiểu vật liệu sơn kiến trúc, hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vật liệu sơn công nghiệp nhé.


Khái niệm sơn công nghiệp: (INDUSTRIAL COATINGS)
Sơn công nghiệp là các loại sơn dùng trong công nghiệp, phục vụ cho việc bảo vệ hoặc trang trí cho các sản phẩm của nhà sản xuất ra các hạng mục hàng hóa công nghiệp phục vụ cho xã hội.
Nhà sản xuất sơn luôn phải đáp ứng yêu cầu về sơn của các nhà sản xuất hàng công nghiệp, cụ thể:

  • Chủng loại sơn và chất lượng kỹ thuật thích hợp với hàng công nghiệp
  • Phương pháp thi công sơn.
  • Thời gian khô tự nhiên hoặc điều kiện sấy nóng.
  • Các yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật, chịu nhiệt, chịu trầy xước, chịu hóa chất…
  • Các yêu cầu về ô nhiễm môi trường khi thi công.

ỨNG DỤNG CHÍNH: Sơn cuộn (Coil Coating). Sơn can (Can Coating). Sơn xe hơi (Automotive Coating). Sơn xe gắn máy, Sơn đồ gỗ, Sơn chất dẻo, Sơn bột, Sơn giao thông (Hotmelt), Sơn khô bằng tia bức xạ (UV Cured Coating)

Tìm hiểu vật liệu sơn công nghiệp
Tìm hiểu vật liệu sơn công nghiệp

Thành phần của sơn

Thành phần của sơn gồm có: chất kết dính, chất tạo màu, chất độn, dung môi, chất làm khô, chất phụ gia loãng.

  • Chất kết dính

Chất kết dính là thành phần chủ yếu của sơn, nó quyết định độ quánh, cường độ, độ cứng và tuổi thọ của sơn.
Chất kết dính trong sơn thường là: polime (trong sơn polime, sơn men), cao su (trong sơn cao su), dầu (trong sơn dầu), keo động vật (trong sơn dính), chất kết dính vô cơ (trong sơn vôi, sơn xi măng, sơn silicat).
Ba chất kết dính quan trọng nhất (nhựa) được sử dụng trong sơn hiện đại là:
Nhựa acrylic (nhựa)
Alkyd polyme (nhựa)
Nhựa epoxy (nhựa)

  • Chất tạo màu

Chất tạo màu là những chất vô cơ hoặc hữu cơ, không tan hoặc tan ít trong nước và tan cả trong dung môi hữu cơ. Mỗi chất tạo màu có một màu sắc riêng và tính chất nhất định. Ngoài tác dụng tạo màu thì bột màu còn có một số tính năng khác như khả năng chống rỉ, chống hà, chống bám dính, độ che phủ kín hoặc trong suốt và có các hiệu ứng đặc biệt như phản quang, màu xà cừ,…
– Bột khoáng màu thiên nhiên thường là đá phấn trắng, đất son khô màu vàng, minium sắt màu nâu hồng, than chì xám,…
– Bột khoáng màu nhân tạo nhận được bằng cách gia công hóa học các nguyên liệu khoáng.
– Chất tạo màu hữu cơ là những chất tổng hợp có nguồn gốc hữu cơ màu tinh khiết, có khả năng tạo màu cao, không tan hoặc ít tan trong nước và dung môi khác, tính ổn định kiềm, ổn định ánh sáng của loại chất tạo màu này kém.
Chất độn
Chất độn là những chất vô cơ không tan trong nước, đa số là màu trắng, pha vào sơn nhằm tiết kiệm chất tạo màu và để tạo cho sơn những tính chất khác nhau: độ bóng, độ cứng, độ mượt,…

  • Dung môi

Dung môi là một chất lỏng, dùng để pha vào sơn, tạo cho sơn có nồng độ thi công. Dầu thông, dung môi than đá, sipirit trắng, etxăng thường được sử dụng làm dung môi cho sơn. Nước là dung môi cho sơn dính dạng nhũ tương. Dung môi rất dễ bị cháy nổ, rất dễ bay hơi. Khi thi công với dung môi thì cần phải hết sức cẩn thận và lưu ý. Tránh tiếp xúc trực tiếp lên da và mắt, phải đeo khẩu trang khi làm việc. Không mở nắp thùng phuy đựng các dung môi bằng các dụng cụ kim loại. Và cấm lửa tuyệt đối khi thi công với dung môi.

  • Chất làm khô

Chất làm khô dùng để tăng nhanh quá trình khô cứng (đóng rắn) cho sơn hoặc vecni. Chất làm khô thường được sử dụng 5 – 8% trong sơn và đến 10% trong vecni.
Chất pha loãng
Chất pha loãng dùng để pha loãng sơn đặc hoặc sơn vô cơ khô. Khác với dung môi, chất pha loãng luôn chứa một lượng cần thiết chất tạo màng để tạo ra cho màng sơn có chất lượng cao.

Tìm hiểu vật liệu sơn công nghiệp đẹp
Tìm hiểu vật liệu sơn công nghiệp đẹp

Lưu ý khi sử dụng sơn

Để có một sản phẩm sơn mang tính thẩm mỹ cao và có độ bền đẹp lâu với thời gian thì ngoài việc lựa chọn loại sơn thích hợp với chất liệu cần sơn và không gian, môi trường thi công, còn phụ thuộc rất nhiều vào cách thi công sơn.

– Nếu không cạo sạch lớp sơn cũ, cạo sạch rỉ, lau sạch bụi, tẩy rửa hết dầu mỡ, khu vực sơn bị ẩm thì sẽ làm vị trí thi công rộp phồng hoặc làm rỗ lớp sơn.

– Không quấy đều sơn trước khi thi công thì lớp sơn sẽ không đều màu.

– Lớp sơn trước chưa khô đã sơn lớp sau thì mặt sơn sẽ bị nhẵn.

Vì vậy khi thi công sơn phải tuân theo các nguyên tắc quy định.

Trình tự tiến hành sơn các lớp sơn như sau: Sau khi làm sạch bề mặt sơn thì sơn lớp sơn nền (loại sơn gầy để bám chắc vào vật sơn). Lớp sơn nền khô thì sơn lớp lót cho bề mặt phẳng rồi tiến hành sơn các lớp sơn màu theo yêu cầu. Cuối cùng là đánh bóng bằng vecni, bột nhão hoặc oxit nhôm.

Trên đây xây dựng tây hồ đã cùng các bạn tìm hiểu vật liệu sơn công nghiệp.

Xây dựng tây hồ chuyên cung cấp dịch vụ sơn nhà, sửa nhà … Các bạn có nhu cầu vui lòng liên hệ: 0906.050883

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *